AN TOÀN NHƯ NHÀ BẠN – CÁCH SUBARU CHỐNG CHỌI VÀ VƯỢT QUA MỘT VA CHẠM KINH HOÀNG
Ngôi nhà là nơi trú ẩn của bạn – nơi đem lại sự an toàn cho gia đình, là nơi ở thoải mái cho chủ nhân và là nơi để bạn trú ngụ qua những sóng gió của thế giới bên ngoài. Tương tự như vậy, chiếc xe của bạn cũng là một nơi trú ẩn – nó cung cấp một cabin an toàn cho hành khác trong xe, một buồng lái thoải mái cho người lái và một nơi ẩn náu khỏi những nguy hiểm tiềm tàng.
Những chiếc xe Subaru đã được chứng minh là một trong những nơi trú ẩn an toàn nhất, nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của nhà sản xuất để phát triển các tính năng an toàn, bao gồm bốn khía cạnh bảo vệ người lái và hành khách trên xe:
- An toàn cơ bản (tức là tầm nhìn tốt và tối ưu);
- An toàn phòng ngừa va chạm (công nghệ tiên tiến giúp ngăn ngừa tai nạn, chẳng hạn như EyeSight);
- An toàn chủ động (là khả năng điều khiển và khả năng của chính chiếc xe cho phép người lái tránh được tai nạn);
- An toàn bị động (tức tuyến phòng thủ cuối cùng của xe khi xảy ra tai nạn, chẳng hạn như túi khí).
Bài viết này nhằm đề cập về sự kết hợp đặc biệt giữa các tính năng an toàn thụ động của Subaru, luôn sẵn sàng bảo vệ người ngồi trong xe khi gặp sự cố. Một cách tình cờ, Subaru đã bắt đầu thu thập dữ liệu về an toàn kể từ năm 1965, khi họ trở thành nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đầu tiên bắt đầu thử nghiệm va chạm. Chỉ vài năm sau vào năm 1971, Subaru đã phát triển chương trình an toàn va chạm của riêng mình như một phần của chế độ thử nghiệm cho mẫu xe Leone.
CHẤT LIỆU THÉP THỰC
Vào những năm 1970, chỉ có một số loại thép dùng được trong ngành ô tô. Vào năm 2020, có hơn 200 loại thép khác nhau cho các hạng mục sản xuất ô tô và các phương tiện khác vận chuyển hành khách. Thép dành cho phương tiện ngày nay cứng gấp sáu lần so với thép được sử dụng hơn một thập kỷ trước và được cho là cứng hơn ít nhất ba lần so với các hợp kim nhôm mới nhất. Vào những năm 1980, Subaru bắt đầu nghiên cứu sử dụng vật liệu chịu lực cao cho khung xe ô tô. Nhiều thập kỷ phát triển đã đạt thành tựu vượt bậc trong việc ứng dụng chuyên nghiệp của thép chịu lực cao (AHSS) tiên tiến, được sử dụng vào nhiều các mẫu xe Subaru hiện đại, bao gồm cả XV và Forester. Hai cột chữ A “mỏng” đặc trưng của hai mẫu xe chính này, giúp người lái có tầm nhìn tối đa để nâng cao độ an toàn cơ bản, đã được hiện thực hóa bằng AHSS, vật liệu có khả năng linh hoạt tạo thành cấu trúc nhỏ hơn nhưng vẫn đảm bảo độ cứng chắc.
Khung xe gia cường hình nhẫn của Subaru ra mắt với Forester ban đầu (thử nghiệm lật xe quay tròn ở trên) và được tinh chỉnh với Forester thế hệ thứ hai (bản cắt kỹ thuật, trên cùng)
KHUNG XE THÉP GIÚP SUBARU AN TOÀN HƠN
Subaru sử dụng khéo léo thép cường độ cao trong thân và khung xe, giúp subaru an toàn cho người ngồi trong xe khi va chạm bằng cách duy trì tính toàn vẹn của cấu trúc xe bất chấp lực tác động. Khung xe được kiểm định kỹ lưỡng là chắc chắn và chống va chạm tốt. Bộ khung thép chắc chắn nhất được áp dụng trên ô tô cho đến nay chính là Hệ khung gầm toàn cầu Subaru (SGP) và Khung xe gia cường hình nhẫn.
SGP đã ra mắt lần đầu với Impreza 2017 thế hệ mới. Hệ khung gầm của Subaru tương thích với nhiều loại xe, sử dụng các tấm thép gia cường và kim loại ép nóng, có khả năng hấp thụ xung lực lên đến 40% so với khung gầm cũ khác trong phân khúc 4 cửa của Subaru tại thời điểm đó.
Đáng chú ý hơn cả là SGP thậm chí vẫn còn có thể tương thích được với những nâng cấp trong tương lai về mặt vật liệu và phương pháp sản xuất, ít nhất là đến năm 2025.
Một ví dụ điển hình của SGP là trên mẫu xe Legacy mới nhất, sử dụng thép cường độ siêu cao hơn 13% so với SGP ban đầu trong Impreza và cũng sử dụng chất kết dính kết cấu nhiều hơn 3,7 lần.
Ngoài ra, Legacy 2020 là chiếc Subaru đầu tiên có sàn xe được làm bằng vật liệu xốp có độ cứng cao nhưng trọng lượng lại nhẹ. Ngay cả phương pháp chế tạo cũng đã được cải tiến, với các tấm bên ngoài được hàn vào cấu trúc sau khi toàn bộ khung thân đã được lắp ráp, thay vì sản xuất hai cụm phụ chính riêng biệt và ghép chúng lại sau đó. Kết quả cuối cùng là Legacy thế hệ mới cứng hơn rất nhiều so với người tiền nhiệm – hơn 70% về độ cứng xoắn và hệ thống treo trước, và 100% về độ cứng của khung phụ sau và khung bên. Thân xe mới có thể hấp thụ năng lượng tác động trong các vụ va chạm phía trước / bên nhiều hơn 40% so với mẫu trước đó.
Thép có độ bền cao là canxi của ngành ô tô, được sử dụng trong bộ khung xe Subaru nhằm bảo vệ an toàn khi có tai nạn
Chu trình cải tiến liên tục của công nghệ Hệ Khung Gầm Toàn Cầu Subaru – SGP cũng được ứng dụng cho Khung Xe Gia Cường Hình Nhẫn (RRF) của Subaru. Cấu trúc được tỉ mỉ chế tạo này nối liền các cột, trần và sàn xe, đồng thời liên kết với các thanh ray bên và ngưỡng cửa bên để tạo ra một chiếc lồng an toàn giúp hấp thụ lực khi xảy ra va chạm từ mọi hướng một cách hiệu quả để bảo vệ người ngồi trong cabin.
Khung Xe Gia Cường Hình Nhẫn của Subaru (RFF) được chính thức ra mắt trên chiếc Forester đầu tiên vào năm 1996, hứa hẹn bảo vệ cabin của chiếc SUV khỏi va chạm đa hướng do những va chạm trực diện, lệch trước, bên cạnh hoặc phía sau.
Trước Forester và Khung Xe Gia Cường Hình Nhẫn (RFF), mẫu xe Legacy thế hệ đầu tiên sản xuất năm 1989 cũng đã được trang bị tính năng có khái niệm khá tương tự với thân xe an toàn khi va chạm và cấu trúc khung xe hình nhẫn độc đáo giúp liên kết cột A, B, C ở cả bên thân xe, trần và sàn. Nhờ thiết kế này Legacy có thể bảo vệ người ngồi trong xe khi xảy ra va chạm, vốn vẫn chưa được coi là qui định trong ngành về sự hiệu quả của các bài thử nghiệm va chạm.
Khung Xe Gia Cường Hình Nhẫn (RRF) đã được cải tiến trên mẫu xe Forester 2002 thế hệ thứ hai, bằng việc sử dụng khung phụ trong vùng phía trước, các tấm thép chịu lực cao và các khoảng trống được thiết kế riêng tạo thành từ các tấm thép hàn bằng laser có độ dày khác nhau. Việc này đã giúp cải thiện việc hấp thụ va đập của xe Forester và giúp xe an toàn hơn khi xảy vụ tai nạn nghiêm trọng.
Vào năm 2012, một sự phát triển khác nữa của Khung Xe Gia Cường Hình Nhẫn đã xuất hiện trên đường phố trong chiếc xe XV, đậy là sự bổ sung đầy mới mẻ và phong cách cho dòng xe Subaru. Chiếc crossover đời mới sử dụng thép chịu lực cao trong thân xe để làm cho khung cứng hơn nhưng nhẹ hơn và cấu trúc truyền năng lượng được thiết kế mới giúp phân tán năng lượng va chạm hiệu quả hơn.
MUI XE BẰNG THÉP CỨNG
Sự vững chắc của bộ khung thép Subaru còn được kéo dài đến phần mui xe, đóng vai trò như một chiếc nón bảo hiểm khi xe bị lật tròn và bảo vệ hành khách bên trong. Khi một chiếc Subaru SUV bị lật, trần xe sẽ không bị sập vào cabin xe do được nâng đỡ bởi các trụ do đó tránh chấn thương cho người ngồi trong xe và giúp họ thoát ra khỏi chiếc xe không may bị lật.
Vào năm 2009 khi Viện Bảo hiểm An toàn Đường cao tốc (IIHS) ở Hoa Kỳ giới thiệu hệ thống đánh giá về độ cứng của trần xe, Forester (mẫu xe thế hệ thứ ba vào thời điểm đó) đã được xếp hạng đánh giá cao nhất là ‘Tốt’, yêu cầu trần xe phải chịu được một lực gấp bốn lần trọng lượng của xe trước khi đạt ngưỡng bị hất đi tới 12,7 cm. Thử nghiệm được tiến hành với một tấm kim loại được nhấn lên trần xe. Việc này tương đương như xếp chồng ba chiếc Forester lên chiếc Forester được IIHS thử nghiệm.
XE SUBARU TỐT, TAI NẠN THÌ KHÔNG
Đại dịch Covid-19 đã biến các hashtags #StayHome và #StaySafe thịnh hành trên phương tiện truyền thông xã hội trên toàn thế giới, nhưng nhờ sự kết hợp đặc biệt của các tính năng an toàn bị động của Subaru, việc lái xe có thể an toàn như ở nhà – vì bạn luôn được bảo vệ bởi xe Subaru ở bất cứ nơi nào bạn muốn khám phá và với bất kỳ phương tiện nào bạn va chạm phải.